Phát triển chiều cao tối đa: Vừa khó lại vừa… dễ

Leave a Comment
Phát triển chiều cao tối đa: Vừa khó lại vừa… dễ
Một số công trình nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, chiều cao chịu ảnh hưởng mạnh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bí quyết dinh dưỡng cho chiều cao phát triển tối đa nằm ở chỗ: dinh dưỡng đúng lúc và đúng chất!

evavn blogSự phát triển chiều cao oái ăm thay chỉ diễn ra trong những năm đầu đời, nghĩa là ở thời kỳ trẻ em. Giống như trẻ vòi kẹo, chiều cao cũng “vòi” dưỡng chất đặc biệt ở những giai đoạn then chốt, nếu không cũng sẽ “dỗi hờn” …

Một số công trình nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, chiều cao chịu ảnh hưởng mạnh. Một điều chắc chắn nữa là nếu được chăm sóc tốt, thế hệ sau bao giờ cũng có chiều cao vượt hơn thế hệ trước. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bí quyết dinh dưỡng cho chiều cao phát triển tối đa nằm ở chỗ: dinh dưỡng đúng lúc và đúng chất!

Chiều cao cũng có từng đợt phát triển?

Ở Việt Nam tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng chung dù đã giảm nhưng tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng chiều cao lại hết sức nghiêm trọng. Đó là vì trẻ chưa được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ trong các giai đoạn xương phát triển vượt bậc. Ba giai đoạn chủ yếu góp phần quyết định chiều cao của trẻ: giai đoạn trong bào thai, giai đoạn sau sinh đến 3 tuổi và giai đoạn dậy thì.

Để đầu tư chiều cao cho trẻ, không những chúng ta cần tác động vào giai đoạn bé đã ra đời mà phải chuẩn bị ngay từ khi còn trong bào thai. Khi mang thai, bà mẹ cần ăn uống đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm, không kiêng khem để đảm bảo tăng cân đủ 1012kg trong 9 tháng.

evavn blog

Để trẻ có chiều cao tối đa, nên chăm sóc từ trong bào thai
(Ảnh: MH, nguồn internet)

Ba năm đầu đời là giai đoạn trẻ phát triển chiều cao rất nhanh, trẻ cao thêm khoảng 45cm so với lúc mới sinh. Giai đoạn cuối cùng để cải thiện tầm vóc là giai đoạn dậy thì: bé gái từ 1016 tuổi, bé trai từ 1218 tuổi. Bé sẽ tăng 810cm/năm và 50% khối xương được hình thành trong thời điểm này. Đây là cơ hội cuối cùng để tăng chiều cao. Sau dậy thì, cơ thể sẽ cao rất chậm, tổng cộng chiều cao của các năm sau không bằng 1 năm chiều cao tăng vọt của giai đoạn dậy thì.

Dinh dưỡng như thế nào để phát triển chiều cao tối đa?

Suy dinh dưỡng chiều cao là loại suy dinh dưỡng mãn tính, để lại khá nhiều hậu quả lâu dài về thể chất. Trẻ sẽ thấp bé so với bạn bè cùng tuổi, lớn lên dễ mặc cảm trong giao tiếp xã hội và hạn chế nhiều quá trình thăng tiến trong sự nghiệp và cá mối quan hệ khác, …

Vậy nên quá trình theo dõi và chăm sóc toàn diện cho trẻ phải được liên tục từ lúc mới sinh cho đến khi trẻ ngừng phát triển chiều cao, trong đó cần tập trung vào ba giai đoạn nêu trên.

Trong “bảng xếp hạng” các chất dinh dưỡng, Kẽm luôn là một trong những “ứng cử viên sáng giá” cho “chức vô địch” về phát triển chiều cao. Kẽm chính là một vi chất đa chức năng hỗ trợ sự tuần hoàn của hóc môn tăng trưởng IGF 1, giúp trẻ phát triển tối đa tiềm năng chiều cao.

Ở một vị trí cũng quan trọng không kém, Canxi là thành phần chính của xương, góp phần hình thành khung xương, giúp xương răng chắc khỏe và phát triển chiều cao.
Ngoài ra, cũng cần phải kể đến các “anh tài” khác cho sự phát triển chiều cao như: Lysine, Sắt, FOS (fructooligosaccharides)… Trong đó, Lysine là một axít amin thiết yếu làm tăng khả năng hấp thụ Canxi tối đa, cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển nhanh.

Sắt cùng với protein tạo thành hồng huyết cầu, phòng chống bệnh thiếu máu, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh và cân đối. FOS (fructooligosaccharides) làm gia tăng sự phát triển của các vi sinh vật, làm giảm số lượng các vi sinh vật gây hại và giúp cho việc hấp thu Canxi trở nên dễ dàng hơn.
Một nghiên cứu khoa học mới nhất đã đưa ra công thức Tall Max IGF1: hệ dưỡng chất cân đối với Protein, Canxi, Kẽm, Lysine và FOS giúp phát triển chiều cao tối đa. Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm tiền tố DHA, ARA, Taurine nhằm hỗ trợ đồng bộ cho việc phát triển chiều cao và trí não.

BS. Đỗ Thị Nga Nguyên

Trưởng phòng khám Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM

Theo TGSK

0 comments :

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.