Ứng dụng hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán và phân loại các u Lympho không Hodgkin tại hạch

Leave a Comment
Ứng dụng hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán và phân loại các u Lympho không Hodgkin tại hạch

TÓM TẮT
Chẩn đoán và phân loại u lympho là công việc khó khăn của bệnh học ngoại khoa. Hóa mô miễn dịch giúp xác định bản chất tế bào (TB) u, hỗ trợ chẩn đoán phân biệt lành và ác tính cũng như tiên lượng đáp ứng với điều trị bệnh.
Nghiên cứu này nhằm mục đích: 1. Phân loại các u lymphô không Hodgkin tại hạch theo mô học và kiểu hình miễn dịch. 2. Nhận xét giá trị của một số dấu ấn hoá mô miễn dịch trong chẩn đoán và phân loại các u lymphô.
Đối tượng: 140 trường hợp u lympho ác tính tại hạch và 30 trường hợp quá sản hạch lành tính được nghiên cứu về hình thái và HMMD sử dụng các dấu ấn CD3, CD5, CD10, CD20, CD23, CD30, CD43, CD45RO, CD35, CD68, CD79a, BCL2, KAPPA, LAMBDA, ALK1, cyclin D1, Ki67.
Kết quả: U lymphô lan tỏa TB lớn chiếm tỉ lệ cao nhất (27,1%), u lymphô thể nang 22,9%, u lymphô lan tỏa TB hỗn hợp 20%, u lymphô lymphô bào nhỏ 13,6%. Các phân típ khác có tỉ lệ thấp. Tỉ lệ u lymphô B 75%, u lymphô T 17,2%. Không xác định được dòng TB 7,2% . U lymphô TB B lớn lan tỏa chiếm tỉ lệ cao nhất (37,9%), u lymphô thể nang 22,9%, u lymphô TB T ngoại vi nói chung chiếm tỉ lệ 11,4%. Đồng bộc lộ CD5 và/ hoặc CD43 với CD20 chỉ gặp trong các u lymphô B và không gặp trong các quá sản hạch lành tính. Đồng bộc lộ của dấu ấn CD45RO với dấu ấn chung TB B chỉ gặp trong các tr­ường hợp u lymphô TB B lớn lan tỏa. Bcl2 bộc lộ trong u lymphô nang nhưng không bộc lộ trong quá sản nang lành tính. Do đó, bcl2 là dấu ấn hỗ trợ chẩn đoán phân biệt giữa quá sản nang lymphô lành tính với các quá sản nang ác tính.
ABSTRACT
Application of immunohistochemistry on diagnosis and classification of lymph node nonHodgkin lymphma. Diagnosis and classification of lymphoid tumors present difficult problems in surgical pathology. Immunohistochemistry not only recognizes the type of cells but also helps to distinguish benign hyperplasia from malignancies and predict prognosis of the disease.
This study aims at: 1. Classifying nodal non Hodgkin lymphoma based on morphology and immunohistochemistry. 2. Clarifying how the immunohistochemistry helps in the diagnosis and classification of nodal lymphoid hyperplasia.
140 lymphoma patients and 30 benign lymphoid hyperplasia were reviewed and paraffin blocks were recut. Immunohistochemical staining with CD3, CD5, CD10, CD20, CD23, CD30, CD43, CD45RO, CD35, CD68, CD79a, BCL2, KAPPA, LAMBDA, ALK1, cyclin D1, Ki67 were performed.
It was found that diffuse large cell lymphoma accounts for the largest proportion (27.1%), Follicular lymphoma the second (22.9%). Diffuse mixed small and large cell lymphoma is the third (20%) while small lymphocytic one presents 13.6%. B cell lymphoma accounts for 75%. Diffuse large B cell lymphoma occur at the highest rate. T cell lymphoma makes up for 17.8% and non T non B lymphoma 7.2%. Coexpression of CD5 and/or CD43 with CD20 is seen only in B cell lymphoma, not in benign lymphoid hyperplasia and T cell lymphoma. CD45RO is co expressed with panB cell markers only in diffuse large B cell lymphoma. Bcl2 is expressed only in follicular lymphoma and not in follicular hyperplasia and is a usefull marker in distinguishing these two entities.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chẩn đoán và phân loại u lymphô ác tính không Hodgkin là một trong những công việc khó khăn nhất của bệnh học ngoại khoa. Trong 40 năm qua đã có nhiều thay đổi, những thay đổi này dựa vào các thành tựu về sinh học phân tử và miễn dịch học.
Hầu hết các trường hợp u lymphô có thể xác định được dòng TB, trạng thái biệt hoá và chức năng nhờ vào những đặc trưng về kiểu hình miễn dịch. Các nhà giải phẫu bệnh đã sử dụng ngày càng nhiều các kết quả nghiên cứu miễn dịch học trong chẩn đoán bệnh học và nhờ đó chúng ta có thể nhận biết có sự khác biệt rất lớn về sinh bệnh học của các u lymphô có hình thái giống nhau.
Sự khác biệt về kiểu hình miễn dịch của các quần thể TB lymphô lành và ác tính cũng có thể cung cấp thêm các tiêu chuẩn chẩn đoán mới cho loại bệnh này [4]. Các đề tài nghiên cứu trong nước ứng dụng kĩ thuật hoá mô miễn dịch (HMMD) để chẩn đoán và phân loại các u lymphô còn ít và chưa có đề tài nào nghiên cứu áp dụng theo phân loại WHO2001. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích: 1. Phân loại các u lymphô không Hodgkin tại hạch theo mô học và kiểu hình miễn dịch. 2. Nhận xét giá trị của một số dấu ấn hoá mô miễn dịch trong chẩn đoán và phân loại các u lymphô.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
140 trường hợp u lymphô không Hogdkin tại hạch được chẩn đoán tại Bệnh viện K từ năm 2001 2004. Có các tiêu bản mô học và khối nến lưu trữ tại khoa Giải Phẫu Bệnh BVK Hà Nội và 30 trường hợp quá sản hạch lành tính được chẩn đoán mô học tại khoa GPB BVK, được cắt nhuộm HMMD là đối chứng.
79 trường hợp được gửi đi hội chẩn với các trường đại học ở Hoa Kỳ.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu mô học
Tiêu chuẩn phân loại u lymphô theo hình thái:
+ Phân loại TB theo hình thái: TB nhỏ: kích thước từ 612m, chất nhiễm sắc vón cục. TB lớn: các TB u có kích thước từ 1330m, nhân không đều và có các bọng. TB nhỏ có khía: kích thước từ 612m, hình dạng nhân TB rất thay đổi (vặn xoắn, góc cạnh, co rúm với một hoặc nhiều khía). Chất nhiễm sắc vón cục và không có hạt nhân. TB nhỏ không khía: Là các TB chuyển dạng (transformed cells) có kích thước từ 1320, nhân tròn với nhiều hạt nhân nổi rõ. Nguyên bào miễn dịch: TB u có kích thước lớn hơn các TB lớn không khía và có hạt nhân to nằm ở trung tâm hoặc có nhiều hạt nhân bám ở ngoại vi. Nguyên bào lymphô: TB u có kích thước trung bình khoảng 15, chất nhiễm sắc mịn, phân bố đều. Hạt nhân thường không có. Tỉ lệ nhân chia cao.
Trong nghiên cứu này chúng tôi dùng kích thước và đặc điểm TB học của các lymphô bào để phân loại các TB u lymphô. Các lymphô bào có kích thước bằng kích thước nhân của đại thực bào được coi là có kích thước trung bình. Các lymphô bào có kích thước nhỏ hơn nhân của đại thực bào là các lymphô bào nhỏ. Các lymphô bào có kích thước lớn hơn là các lymphô bào lớn.
2.2. Nghiên cứu hoá mô miễn dịch
Nhuộm hoá mô miễn dịch được thực hiện trên các lát cắt mô vùi nến bằng kĩ thuật hoá mô miễn dịch men BiotinAvidin Complex (ABC), theo quy trình hướng dẫn nhuộm của hãng DAKO, 2003. Các kháng thể được sử dụng gồm: CD3 (DAKO 1:100), CD5 (DAKO 1:75), CD10 (Novocastra 1:100), CD20 (DAKO 1:100), CD23 (DAKO 1:25), CD30 (DAKO 1:10), CD43 (Shandon 1:50), CD45RO (DAKO 1:100), CD35 (DAKO Prediluted), CD68 (Shandon 1:50), CD79a (DAKO 1:100), BCL2 (DAKO 1:100), KAPPA (DAKO 1:3000), LAMBDA (DAKO 1:3000), ALK1 (DAKO 1:25), cyclin D1, Ki67 (DAKO 1:100).
Phân tích kết quả các kiểu hình miễn dịch:
Các u lymphô được phân loại thành dòng TB T và B dựa vào kết quả nhuộm HMMD với các dấu ấn chung TB T và B.
Chẩn đoán các phân típ u lymphô B
+ Là các u lymphô có TB u dương tính với các dấu ấn CD20, CD79 và không bộc lộ dấu ấn TB T (trừ dấu ấn CD5 và CD43). Các phân típ u lympho B được chia nhỏ theo hình thái TB và sự bộc lộ của cỏc dấu ấn miễn dịch đặc hiệu.
Các u lymphô TB T
+ TB u được xác định thuộc dòng TB T khi dương tính với các dấu ấn chung TB T: CD3, CD5, CD43, CD45RO và không đồng bộc lộ dấu ấn chung TB B. Các phân tích u lympho T được phân nhỏ theo hình thái TB và cấu trúc mụ học.U lymphô TB lớn bất thục sản TB T: các lymphô bào u thường lớn, bào tương rộng, nhân lớn đa hình thái và thường có hình móng ngựa. Các TB u bộc lộ dấu ấn CD30 và EMA.
Phân tích kết quả nghiên cứu:
+ Đặc điểm TB học của u lymphô theo công thức thực hành
+ Tìm tần xuất u lymphô theo phân loại WHO2001
+ Kết quả phân loại theo dòng TB
+ Tìm các biểu hiện bất thường về miễn dịch của các TB u:
● Các kết hợp bất thường của kháng nguyên TB B với kháng nguyên TB T trên cùng một quần thể TB u
● Biểu hiện của BCL2 trong các phân típ u lymphô, u lymphô thể nang và quá sản hạch lymphô thể nang
● So sánh kiểu hình miễn dịch với các tiêu chuẩn về hình thái để rút ra các tiêu chuẩn về hoá mô miễn dịch hỗ trợ chẩn đoán u lymphô trong các trường hợp khó.
Xử lý kết quả bằng bằng phần mềm SPSS 10.0
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân loại u lympho theo hình thái mô bệnh học, áp dụng bảng công thức thực hành trong lâm sàng thấy tần suất các phân típ u lympho tại hạch như sau (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Tỉ lệ các u lymphô phân theo công thức thực hành (WF)
Tần suất WF Số lượng Tỉ lệ %
WF1 19 13,6
WF2 19 13,6
WF3 9 6,4
WF4 4 2,9
WF5 8 5,7
WF6 28 20
WF7 38 27,1
WF8 8 5,7
WF9 4 2,9
WF10 3 2,1
Tổng 140 100
Kết quả cho thấy, các u lymphô có độ ác tính trung bình (WF6 và WF7) có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất (47,1%), tiếp theo là các u lymphô thể nang và u lymphô lymphô bào nhỏ (WF1, 13,6%).
Tuy nhiên, nếu tính chung các độ của u lymphô nang thì u lymphô nang có tỉ lệ mắc bệnh đứng hàng thứ hai sau các u lymphô lan toả có độ ác tính trung gian (22,9%).
Bảng 3.2. Kết quả phân loại theo dòng TB
Nguồn gốc Số lượng Tỉ lệ
Dòng TB B 105 75
Dòng TB T 25 17,8
Không xác định 10 7,2
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy các u lymphô TB B chiếm 75%, u lymphô TB T là 17,8%. Có 7,2% các trường hợp không xác định được dòng TB do các TB u không bộc lộ kháng nguyên chung TB T hoặc B nhưng bộc lộ kháng nguyên chung bạch cầu (LCA).
Tần suất các u lymphô theo phân loại WHO 2001
Bảng 3.3. Tần suất các u lymphô theo phân loại WHO 2001
Phân típ theo phân loại WHO 2001 Số lượng Tỉ lệ
Các u lymphô B
U lymphô TB lymphô B 10 7,1
U lymphô lymphô tương bào 6 4,3
U lymphô áo nang 7 5,0
U lymphô nang 32 22,9
U lymphô B vùng rìa trong hạch 3 2,1
U tương bào/ u tuỷ tương bào 1 0,7
U lymphô lan toả TB lớn TB B 53 37,9
U lymphô Burkitt 3 2,1
Các u lymphô T
U lymphô nguyên bào lymphô T 4 2,9
U lymphô T ngoại vi nói chung 16 11,4
U lymphô T nguyên bào miễn dịch huyết quản 2 1,4
U lymphô TB lớn bất thục sản TB T 3 2,1
Tổng 140 100
Các u lympho TB B tại hạch trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 8 phân típ, các u lympho TB T có 4 phân típ. Số lượng u lympho TB T cũng thấp hơn rất nhiều so với các u lympho B.
Bảng 3.4: Tần xuất bộc lộ một số dấu ấn miễn dịch theo dòng TB u
Dấu ấn U lymphô B Tổng U lymphô T Tổng
dương tính âm tính dương tính âm tính
CD3 0 86 86 15 7 22
CD5 8 61 69 4 11 15
CD20 95 10 105 0 22 22
CD43 9 63 72 11 2 13
CD45RO 3 68 71 9 7 16
CD79a 48 2 50 0 11 11

Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Dấu ấn CD3 không bộc lộ trong u lymphô TB B, dấu ấn CD20, CD79a không
bộc lộ trong các u lymphô TB T. Tỉ lệ mất bộc lộ dấu ấn CD20 và CD79 trong các u lymphô TB B theo thứ tự là 9,5% và 4%. Tỉ lệ đồng bộc lộ dấu ấn CD5 và CD43 trong các u lymphô B theo thứ tự là 11,5% và 12,5%. Tỉ lệ các u lymphô TB T mất dấu ấn chung TB T (CD3 và CD45RO) theo thứ tự là 31,82% và 43,75%.
Bảng 3.5. Các dấu ấn miễn dịch bộc lộ trong u lymphô thể nang
Dấu ấn Số lượng Dương tính
CD10 20 50
CD20 32 93,8
CD35 15 93,3
CD43 24 12,5
CD45RO 22 0
CD79a 14 100
BCL2 27 70,4
Kết quả nhuộm HMMD cho thấy các TB tâm nang bộc lộ dấu ấn CD20 là 93,8% (có hai trường hợp TB u tâm nang mất bộc lộ dấu ấn này), đồng bộc lộ của dấu ấn CD43 với CD20 là 12,5%.
Dấu ấn CD35 và bcl2 bộc lộ tương ứng trong 93,3% và 70,4% các trường hợp. Một trường hợp dấu ấn CD35 nhưng vẫn được chẩn đoán là u lymphô thể nang vì trên hình ảnh mô học còn thấy rõ cấu trúc nang.
Dấu ấn Kappa và Lambda thường gây nhuộm nền cao, không đủ tiêu chuẩn để đánh giá kết quả.
IV. BÀN LUẬN
1. Đặc điểm mô bệnh học
Cho đến nay, hình thái mô học TB u lymphô vẫn là tiêu chuẩn có giá trị và đáng tin cậy trong việc xác định bản chất lành tính hay ác tính của các tăng sinh lymphô. Do đó, việc tìm hiểu các đặc điểm về hình thái của TB u sẽ giúp ích rất nhiều trong chẩn đoán, đặc biệt là ở những nơi còn chưa có điều kiện triển khai các xét nghiệm HMMD và sinh học phân tử (SHPT) để chẩn đoán chính xác loại bệnh này.
Kiểu hình miễn dịch của các u lymphô
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy u lymphô TB B chiếm tỉ lệ cao nhất (75%), u lymphô TB T chiếm tỉ lệ 17,8%. Có 7,2% các trường hợp không xác định được dòng TB do các TB u không bộc lộ các dấu ấn kháng nguyên đặc hiệu dòng (kháng nguyên chung TB T hoặc TB B) nhưng bộc lộ kháng nguyên chung bạch cầu (LCA). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hơi khác với kết quả nghiên cứu của Lê Đình Roanh (u lymphô TB T chiếm tỉ lệ 20,9%, tỉ lệ không xác định được dòng TB 0,9%) và của Lê Đình Hòe (u lymphô bào B 57,14%, u lymphô bào T 25%). Sự khác biệt này có thể do nghiên cứu của chúng tôi chỉ khu trú đối với các u lymphô tại hạch, trong khi Lê Đình Roanh và Lê Đình Hòe nghiên cứu cả các u lymphô ngoài hạch, mà có một tỉ lệ khá cao các u lymphô T gặp ở vị trí ngoài hạch (mũi, da, ruột…) [2], [3].
Tỉ lệ các phân típ u lymphô TB B
Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả phân loại theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới 2001 cho thấy, trong số các u lymphô TB B, u lymphô TB B lớn lan toả chiếm tỉ lệ cao nhất là 37,9%. Tỉ lệ u lymphô thể nang đứng hàng thứ 2 là 22,9%, sau đó là u lymphô B lymphô bào nhỏ (7,1%), u lymphô áo nang 5%, u lymphô dạng tương bào 4,3%, u lymphô vùng rìa trong hạch là 2,1%. U lymphô Burkitt và u tương bào/ u tuỷ tương bào là 0,7% theo thứ tự.
Tại Việt Nam, theo Lê Đình Roanh (2003), tỉ lệ u lymphô TB B lớn lan toả là 64,1%, tỉ lệ các phân nhóm khác là: u lymphô thể nang 14,1%, u lymphô nguyên bào lymphô 12,8%, u lymphô áo nang 1,8%, u lymphô vùng rìa của hạch 1,8%. Nhóm các nhà giải phẫu bệnh Nhật Bản nghiên cứu về u lymphô (Lymphoma Study Group of Japanese Pathologists) thực hiện phân loại u lymphô trên 3194 bệnh nhân cho thấy, tỉ lệ các phân típ u lymphô TB B tại Nhật Bản là: U lymphô lan toả TB B lớn là 33,34%, u lymphô TB B vùng rìa ngoài hạch là 8,45%, u lymphô thể nang 6,7%. Tỉ lệ u lymphô B lymphô bào nhỏ rất thấp (1,31%). Ohshima và cộng sự nghiên cứu trên 708 trường hợp u lymphô TB B thấy tỉ lệ u lymphô lan toả TB B lớn là 58,8%, tiếp theo là u lymphô thể nang 12,1%, u lymphô vùng rìa của niêm mạc (MALToma) 9%, u lymphô áo nang 5,9%. Các phân típ ít gặp là u lymphô nguyên bào lymphô 3,9%, u lymphô Burkitt 2,4%, u lymphô vùng rìa của hạch 2,1%, u lymphô lymphô tương bào 2%, u tương bào 1,4% [5].
Tỉ lệ các phân típ u lymphô TB T
Tỉ lệ các phân típ u lymphô TB T trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, u lymphô TB T ngoại vi nói chung chiếm tỉ lệ cao nhất (11,4%), các phân nhóm khác gặp với tỉ lệ là: u lymphô nguyên bào lymphô 2,9%, u lymphô nguyên bào miễn dịch huyết quản 1,4%, u lymphô TB T lớn bất thục sản là 2,1%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác tương đối nhiều so với kết quả nghiên cứu của Lê Đình Roanh (2003). Theo đó, trong các u lymphô TB T, u lymphô TB T lớn chiếm tỉ lệ cao nhất (46,8%), u lymphô nguyên bào lymphô đứng thứ 2 (29,8%), u lymphô TB lymphô T ở người lớn chiếm tỉ lệ 12,8%, u lymphô TB T ngoại vi nói chung là 6,4% và u lymphô TB T nguyên bào miễn dịch huyết quản có 1 trường hợp. Trong số các u lymphô TB T lớn, loại mất biệt hoá chiếm tỉ lệ 31,8% các TB T lớn, 14,9% các u lymphô T và 3,11% tổng số u lymphô.
Tỉ lệ các phân típ u lymphô T trên thế giới cũng rất khác nhau theo vùng địa lý. Tỉ lệ u lymphô T ngoại vi nói chung thấp nhất ở Vancouver (1,5%) và cao nhất ở Hong Kong (18,3%). Các phân típ thường gặp theo thứ tự là u lymphô tâm mạch ở mũi (angiocentric nasal lymphoma) 20%, u lymphô nguyên bào miễn dịch huyết quản 18%, u lymphô T ở ruột 5%, u lymphô T ở gan lách và u lymphô/ bệnh bạch cầu TB T ở người lớn có tỉ lệ bằng nhau là 1% [6], [7], [8], [9], [11], [13].
Savage và CS (2004) khi nghiên cứu trên 199 trường hợp u lymphô T ngoại vi ở Canada thấy, phân típ u lymphô T ngoại vi nói chung chiếm tỉ lệ 59%, u lymphô TB T lớn bất thục sản 17% và u lymphô TB T/NK ngoài hạch ở mũi và típ mũi là 9%. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra các phân nhóm có tiên lượng tốt là u lymphô TB T lớn bất thục sản ở da, nhóm có tiên lượng trung bình (u lymphô TB T ngoại vi, u lymphô TB T lớn bất thục sản tại hạch và u lymphô nguyên bào miễn dịch huyết quản). Nhóm có tiên lượng xấu gồm u lymphô TB T ở ruột và mũi) [12].
2. Đặc điểm bộc lộ các dấu ấn miễn dịch theo phân típ u lymphô
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, dấu ấn CD5 chỉ đồng bộc lộ với dấu ấn chung TB B ở các u lymphô B độ ác tính thấp. Tuy nhiên, tỉ lệ bộc lộ dấu ấn này trong các u lymphô B độ ác tính thấp chỉ là 19,5%. Dấu ấn CD43 đồng bộc lộ với dấu ấn chung TB B trong 9,25% các trường hợp. Trong đó, tỉ lệ đồng bộc lộ của các u lymphô B độ ác tính thấp là chủ yếu (9/10 trường hợp). Tỉ lệ bộc lộ của dấu ấn CD10 trong các u lymphô B độ ác tính thấp trong nghiên cứu của chúng tôi là 31,5% và chủ yếu gặp trong các u lymphô thể nang (26,3%).
Nghiên cứu của Zukerberg và CS về sự bộc lộ của các kháng nguyên CD5, CD10, CD23 và CD43 trên 56 trường hợp u lymphô TB B lan toả độ ác tính thấp thấy có sự khác nhau ở 4 phân nhóm u lymphô [14].
CD5+ CD10 CD23+ CD43+: bệnh bạch cầu lymphô bào mạn/u lymphô lymphô bào B nhỏ.
CD5+ CD10/+ CD23 CD43+: u lymphô tâm bào (u lymphô áo nang).
CD5 CD10+/ CD23/+ CD43: u lymphô tâm bào/ nguyên tâm bào.
CD5 CD10 CD23/+ CD43/+: u TB miễn dịch (immunocytoma), u lymphô vùng rìa ngoài hạch/ tại hạch.
Trong các trường hợp quá sản hạch, chúng tôi không gặp trường hợp nào mất bộc lộ dấu ấn CD20 hay CD79a, cũng như không gặp trường hợp nào có hiện tượng đồng bộc lộ dấu ấn chung TB B với các dấu ấn CD5 hoặc CD43. Nghiên cứu của Picker trên 28 trường hợp quá sản mô lymphô phản ứng thấy các TB lymphô của các nang lymphô nguyên thủy và các TB áo nang âm tính hoàn toàn với CD43. Các TB có tua tâm nang có phản ứng yếu. Trong số các phân nhóm dòng TB B chỉ có các tương bào bộc lộ dấu ấn CD43 một cách ổn định [4].
Đặc điểm bộc lộ dấu ấn miễn dịch của các u lymphô thể nang
Kết quả nhuộm HMMD trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ các u lymphô thể nang bộc lộ dấu ấn CD10 là 68,7%, bcl2 là 80%. Kết quả này khác biệt rất có ý nghĩa so với các quá sản lymphô thể nang (không có trường hợp nào bộc lộ với bcl2 và CD43, tỉ lệ bộc lộ của dấu ấn CD10 là 16,6%). Tuy nhiên, theo một số tác giả, dấu ấn CD10 bộc lộ trong cả các nang lymphô u cũng như trong các nang lymphô quá sản, và sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, dấu ấn này theo chúng tôi cũng chỉ nên dùng hỗ trợ cùng các dấu ấn CD21, CD35 và bcl2 để chẩn đoán phân biệt u lymphô thể nang với các phân típ u lymphô khác chứ không có giá trị để chẩn đoán phân biệt quá sản nang lành tính với quá sản nang ác tính [4], [10].
Đặc điểm bộc lộ dấu ấn miễn dịch của các u lymphô TB T
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ mất bộc lộ dấu ấn chung TB T (CD3) là 31,8%, của dấu ấn CD45RO là 43,75%. Tỉ lệ mất bộc lộ của dấu ấn CD43 là 15,3%. Kết quả này cho thấy, dấu ấn CD43 có tỉ lệ mất bộc lộ ít nhất trong các u lymphô TB T và do đó khi nghi ngờ tổn thương là u lymphô TB T nên nhuộm cả kháng thể này cùng với các kháng thể chung TB T khác. Tuy nhiên, khi phân tích kết quả cần đặc biệt lưu ý các trường hợp u lymphô TB B đồng bộc lộ dấu ấn này.
Kết quả nghiên cứu của Picker và CS. cho thấy, tỉ lệ mất bộc lộ một dấu ấn chung TB T là 33%, tỉ lệ mất bộc lộ 2 dấu ấn là 24% và mất bộc lộ 3 dấu ấn là 17%. Tỉ lệ u lymphô TB T mất từ 1 dấu ấn chung trở lên là 76%. Các u lymphô nguyên bào lymphô có tỉ lệ mất bộc lộ dấu ấn chung TB T là 26% [4].
KẾT LUẬN
U lymphô lan tỏa TB lớn chiếm tỉ lệ cao nhất (27,1%), u lymphô thể nang 22,9%, u lymphô lan tỏa TB hỗn hợp 20%, u lymphô lymphô bào nhỏ 13,6%. Các phân típ khác có tỉ lệ thấp.
Tỉ lệ u lymphô B 75%, u lymphô T 17,2%. Không xác định đ­ợc dòng TB 7,2% . U lymphô TB B lớn lan tỏa chiếm tỉ lệ cao nhất (37,9%), u lymphô thể nang 22,9%, Trong u lymphô TB T, u lymphô TB T ngoại vi nói chung chiếm tỉ lệ 11,4%.
Đồng bộc lộ CD5 và/ hoặc CD43 với CD20 chỉ gặp trong các u lymphô B và không gặp trong các quá sản hạch lành tính. Đồng bộc lộ của dấu ấn CD45RO với dấu ấn chung TB B chỉ gặp trong các tr­ường hợp u lymphô TB B lớn lan tỏa.
Bcl2 bộc lộ trong u lymphô nang nhưng không bộc lộ trong quá sản nang lành tính. Do đó, bcl2 là dấu ấn giúp chẩn đoán phân biệt giữa quá sản nang lymphô lành tính với các quá sản nang ác tính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Đình Roanh, Nguyễn Phi Hùng và CS (2003): U lymphô ác tính không Hodgkin: Kiểu hình miễn dịch và áp dụng phân loại mô học của WHO2001. Tạp chí Y học; 489: 291295.
Lê Đình Hoè, Lê Đình Roanh (1998): Nghiên cứu mô bệnh học và hoá mô miễn dịch u lympho ác tính không Hodgkin tại Bệnh viện K Hà Nội. Đặc san Giải phẫu bệnh Y pháp. Tổng hội Y Dược học Việt Nam. 2833.
Lê Đình Hoè (1996): Nghiên cứu áp dụng phân loại mô bệnh học u lympho không Hodgkin. Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược. Trường Đại học y Hà nội.
Picker L.J., Weiss L.M., Medeiros L.J., Wood G.S., Warnke R.A (1987). Immunophenotypic criteria for the diagnosis of non Hodgkin’s Lymphoma. American Journal of Pathology, Vol. 128, No.1: 181202.
Ohshima K, Suzumiya J, Sato K, Kanda M, Haraoka S, Kikuchi M. (1999). Bcell lymphoma of 708 cases in Japan: incidence rates and clinical prognosis according to the REAL classification. Cancer Lett. Jan.8;135(1):7381.
Anon (1997). A clinical evaluation of the Interrnational Lymphoma Study Group Classification of non Hodgkin's Lymphoma. The non Hodgkin's Lymphoma Classification Project. Blood 89:39093018.
Arrowsmith ER, Macon WR, Kinney MC, Stein RS, Goodman SA, Morgan DS, Flexner JM, Cousar JB, Jagasia MH, McCurley TL, Greer JP. Peripheral Tcell lymphomas: clinical features and prognostic factors of 92 cases defined by the revised European American lymphoma classification. Leuk Lymphoma. 2003 Feb;44(2):2419.
Baldassano MF, Bailey EM, Ferry JA, Harris NL, Duncan LM. (1999). Cutaneous lymphoid hyperplasia and cutaneous marginal zone lymphoma: comparison of morphologic and immunophenotypic features. Am J Surg Pathol. Jan; 23(1):8896.
Kohno S et al (2003): Clinicopathological analysis of 143 primary malignant lymphomas in the small and large intestines based on the new WHO classification. Histopathology. 43 (2): 15343.
Lai R., Weiss L.M., Chang K.L., Arber D.A (1999). Frequency of CD43 expression in Non Hodgkin’s Lymphoma. A survey of 742 cases and further characterization of rare CD43+ follicular lymphomas. Hematology, Am J Clin Pathol; 111:488494.
Li C, Inagaki H, Kuo TT, Hu S, Okabe M, Eimoto T (2003): Primary cutanous marginal zon Bcell lymphoma: a molecular and clinicopathologic study of 24 asian cases. Am J Surg Pathol. 27(8):10619.
Savage KJ, Chhanabhai M, Gascoyne RD, Connors JM. (2004). Characterization of peripheral Tcell lymphomas in a single North American institution by the WHO classification. Ann Oncol. Oct;15(10):146775.
Onciu M, Behm FG, Raimondi SC, Moore S, Harwood EL, Pui CH, Sandlund JT (2003): ALKpositive anaplastic large cell lymphoma with leukemic peripheral blood involvement is a clinicopathologic entity with an unfavorable prognosis. Report of three cases and review of the literature. Am J Clin Pathol. 120(4):61725.
Zukerberg LR, Medeiros LJ, Ferry JA, Harris NL. Diffuse lowgrade Bcell lymphomas. Four clinically distinct subtypes defined by a combination of morphologic and immunophenotypic features. Am J Clin Pathol. 1993 Oct;100(4):37385.
Nguyễn Phi Hùng, Lê Đình Roanh, Đặng Thế Căn, Tạ Văn Tờ
()

0 comments :

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.